Phú Lương mảnh đất giàu truyền thống và cơ hội phát triển
Với đặc thù là huyện miền núi nằm ở khu vực phía Bắc của tỉnh Thái
Nguyên, huyện Phú Lương có diện tích tự nhiên trên 35.000 ha, có 15
đơn vị hành chính (13 xã và 02 thị trấn), dân số trên 110 ngàn người
(110.799 người), tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 48,3% (53.299
người).
Phú Lương nằm ở cửa ngõ phía bắc của tỉnh, trên 60 km đường Quốc lộ,
cao tốc đi qua huyện, hệ thống giao thông nông thôn của huyện đã
được nhựa hoá, bê tông hoá đến 100% trung tâm các xã, thị trấn. Các
xã, thị trấn nằm trên trục giao thông đường bộ nối thủ đô Hà Nội với
các tỉnh miền núi phía bắc, gần trung tâm thành phố Thái Nguyên, gần
khu du lịch Hồ Núi Cốc nên có xu hướng khách du lịch và các công ty
lữ hành đang tìm thêm những điểm đến mới, đặc biệt du khách sẽ đến
với Đền Đuổm - di tích lịch sử danh lam, thắng cảnh cấp quốc gia,
đến với di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia múa Tắc xình và hát
Sấng Cọ của người Sán Chay, đến với du lịch sinh thái, văn hoá vùng
chè của các xã phía đông huyện.
Phú Lương còn được biết đến với nguồn tài nguyên đất phong phú, với
03 nhóm đất chính là Fralit đỏ vàng trên phần thạch sét, Fralit vàng
nhạt trên đá cát và Nâu đỏ trung tính trên đá macsmabazơ; đây là
điều kiện thổ nhưỡng rất thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa
dạng như trồng cây công nghiệp dài ngày (cây chè, cây ăn quả) và
phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Phú Lương có nhiều
tiềm năng để phát triển nông, lâm nghiệp du lịch và các loại dịch vụ
khác.
Diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 34% diện tích đất tự nhiên,
trong đó sản phẩm nông nghiệp của huyện chủ yếu là trồng lúa, với
loại lúa nếp vải đặc sản ở các xã Ôn Lương, Hợp Thành, Phủ Lý, Yên
Đổ, Yên Trạch ………đặc biệt Phú Lương là vùng đất thích hợp để phát
triển cây Chè, sản phẩm trà Khe Cốc là đặc sản từ lâu nổi tiếng
trong và ngoài nước. Toàn huyện hiện có hơn 4.000 ha chè (đứng thứ
hai toàn tỉnh sau Đại Từ) sản lượng chè búp tươi đạt trên 45.000
tấn/năm, nhiều sản phẩm trà được công nhận OCOP 3 sao, 4 sao như Trà
Đinh, Nõn tâm trà… các sản phẩm chè Phú Lương đã có mặt trên thị
trường trong và ngoài nước.
Huyện Phú Lương còn là địa phương giàu tài nguyên rừng với tổng diện
tích là hơn 17.000 ha, đây là một lợi thế cho việc phát triển rừng
nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu và các sản phẩm
gỗ có giá trị kinh tế cao. Tài nguyên khoáng sản khá phong phú trong
đó khoáng sản có trữ lượng đáng kể có thể tổ chức khai thác quy mô
công nghiệp là than đá, quặng sắt, titan (than mỡ của mỏ than Phấn
Mễ có trữ lượng gần 10 triệu tấn; điểm mỏ Cây Châm là mỏ quy mô lớn
nhất Việt Nam về quặng titan gốc với trữ lượng 4,8 triệu tấn
ilmenit), ngoài ra khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm
đá, cát, sỏi cũng có trữ lượng lớn đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng trên
địa bàn huyện .
Tài nguyên nước dồi dào do nằm trong hệ thống sông Cầu, có nguồn
nước rất phong phú, sông suối trên địa bàn phân bổ khá đồng đều,
phần lớn chạy từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam. Do đặc điểm địa hình
đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực
khá nhỏ và có nhiều hồ đều là thắng cảnh đẹp là tiền đề cho phát
triển du lịch, phục vụ sản xuất và đời sống.
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Phú Lương có nhiều
tiềm năng để phát triển nông, lâm nghiệp du lịch và các loại dịch vụ
khác.
Phú lương - Vùng đất giàu truyền thống lịch sử & văn hóa
Trong những năm kháng chiến bảo vệ tổ quốc Phú Lương là vùng An
toàn khu, phên dậu vững chắc bảo vệ Thủ đô kháng chiến ATK Định Hóa;
hiện nay có 22 di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được
công nhận là di tích cấp tỉnh và quốc gia nơi hội tụ của những nét
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc vùng Việt Bắc.
Ở đây có thể kể đến các điểm di tích quan trọng nằm liền kề với ATK
Định Hoá đó là: Di tích nơi tổ chức Đại hội chiến sỹ thi đua toàn
quốc lần thứ nhất, tại xóm Khuân Lân xã Hợp Thành. Địa điểm nơi
thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên của huyện tại xã Ôn Lương;
địa điểm kỷ niệm Bác Hồ về thăm Trường Thanh niên lao động XHCN tại
xóm Đồng Cháy xã Phủ Lý; địa điểm thành lập Đại đoàn quân tiên
phong, đơn vị chủ lực đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam tại
thị thấn Đu.
Là vùng đất có bè dày lịch sử văn hoá, nơi lưu giữ nhiều di sản văn
hoá vật thể và phi vật thể của cộng đồng các dân tộc; với những nét
đặc sắc lễ hội cầu mùa, hát Sấng Cọ của dân tộc Sán Chay, bản sắc
văn hoá của người Dao Lô gang, Lễ hội bánh dày của người Tày. Du
lịch Phú Lương với các bản sắc phong phú mang đậm nét dân tộc như:
Trải nghiệm văn hoá dân tộc Sán Chay ở Đồng Tâm Tức Tranh, làng văn
hoá dân tộc tày ở bản Đông xã Ôn Lương; du lịch sinh thái Làng nghề
chè Khe Cốc xã Tức Tranh…
Nói đến Phú Lương không thể không nói đến Đền Đuổm, 1 di tích lịch
sử cấp Quốc gia và Lễ hội Đền Đuổm di sản văn hóa phi vật thể Quốc
gia được tổ chức vào dịp mồng 6 tháng giêng hàng năm.
Phú Lương vùng đất anh hùng, địa phương giàu truyền thống cách mạng,
Nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân huyện và 8 xã đã được
Chủ tịch Nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp, 01 xã được phong tặng
danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi
mới.
Trong thời gian qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành
của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong thu hút đầu tư,
phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội đã và đang cho thấy huyện Phú
Lương sự thay đổi từng ngày, kinh tế ngày càng phát triển, văn hoá
xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
được giữ vững, từng bước khẳng định vị thế của mình – địa phương
giàu truyền thống; điểm đến, điểm dừng chân trải nghiệm du lịch bổ
ích và lý thú.
Là vùng đất có bè dày lịch sử văn hoá, nơi lưu giữ nhiều di sản văn
hoá vật thể và phi vật thể của cộng đồng các dân tộc