ĐỀ TÀI 1:
Chủ nhiệm Đề tài: TS. Nguyễn Trung Kiên
Các thành viên thực hiện chính:
Thư ký khoa học: Ths. Đỗ Thị Lan Anh
Xây dựng được hệ thống công nghệ thông tin thí điểm giúp cho cơ quan quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực nắm bắt được dữ liệu về một số chỉ số hiệu năng thực hiện của đô thị để làm cơ sở xây dựng bộ tiêu chí công nghệ thông tin đánh giá đô thị thông minh tại Việt Nam
Đề xuất được bộ KPI sự phát triển của đô thị thông minh phù hợp với Việt Nam giai đoạn 2018-2023
PHẦN 1: Nghiên cứu xây dựng dự thảo bộ KPI cho ĐTTM giai đoạn 2018-2023 và dự thảo bộ tiêu chí trong lĩnh vực công nghệ thông tin
PHẦN 2: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống CNTT thu thập, phân tích và hiển thị một số KPI của ĐTTM
PHẦN 3: Thử nghiệm tại 3 đô thị và 2 Sở ngành
PHẦN 4: Hoàn thiện bộ chỉ số KPI ĐTTM
1. Hệ thống công nghệ thông tin thu thập, phân tích, chỉ thị một số chỉ số hiệu năng thực hiện (KPI) của đô thị thông minh với quy mô phù hợp ở mức độ thử nghiệm gắn với chức quản lý nhà nước tối thiểu ở 02 ngành và 03 đô thị, bao gồm các thành phần
– Thiết bị:
+ Thiết bị thu thập thông tin phản hồi không dây dưới dạng phím cứng sử dụng công nghệ IoT, có khả năng cho phép rating 5 mức cảm nhận từ 1 đến 5 và có thể lắp đặt trong các điều kiện môi trường tự nhiên.
+ Thiết bị thu thập thông tin tự động về thông số môi trường (tĩnh hoặc di động). Đo được các thông số nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng, CO, NO2. Có khả năng lắp đặt tại các điểm quan trắc tĩnh hoặc gắn trên các phương tiện vận tải như xe máy hay ô tô. Truyền tín hiệu về trung tâm qua wifi hay 2G/3G.
– Phần mềm, có các chức năng sau:
+ Thu thập thông tin phản hồi cảm nhận của người dân qua một số thiết bị nhập liệu phổ biến, dễ sử dụng (bàn phím cứng không dây, điện thoại thông minh,..).
+ Thu thập dữ liệu từ các thiết bị thu thập thông tin tự động (các cảm biến,..).
+ Thu gom, làm sạch, lưu trữ dữ liệu với lượng dữ liệu lớn (data ware-house).
+ Phân tích, chỉ thị thông tin chỉ số đánh giá sự phát triển của đô thị thông minh.
+ Có khả năng so sánh tương quan các nguồn dữ liệu, các địa bàn hành chính hay các lĩnh vực quan trắc,
+ Thiết kế thích nghi cho các Dashboard lớn đặt tại các điểm quan trắc tập trung và thích nghi giao diện mobile cho các cá nhân quản lý hay phải di động.
+ Có thể lập và cảnh báo vượt ngưỡng một cách linh hoạt qua email, SMS…
+ Phân quyền quản lý linh hoạt theo lĩnh vực, địa bàn hành chính và đến từng điểm thu thập thông tin.
2. Bộ KPI sự phát triển của đô thị thông minh phù hợp với Việt Nam giai đoạn 2018-2023.
Bộ KPI trong lĩnh vực công nghệ thông tin đánh giá đô thị thông minh tại Việt Nam
3. Hai (02) bài báo khoa học.
ĐỀ TÀI 2:
Chủ nhiệm Đề tài: ThS. Cao Minh Thắng
Các thành viên thực hiện chính:
Thư ký khoa học: Ths. Đỗ Thị Lan Anh
Phần 1: Thu thập dữ liệu phục vụ số hóa các di sản văn hóa của thành phố Nha Trang
Phần 2: Thiết kế phát triển hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ phát huy các di sản văn hóa và quảng bá du lịch của thành phố Nha Trang, bao gồm:
Xây dựng Bộ cơ sở dữ liệu số hóa 3D và thông tin các hiện vật, công trình lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố Nha Trang
Xây dựng Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu số hóa 3D và thông tin các hiện vật, công trình lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố Nha Trang
Xây dựng Hệ thống bản đồ số (ứng dụng GIS) phục vụ công tác quản lý, tra cứu thông tin các hiện vật, công trình lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố Nha Trang
Xây dựng Website giới thiệu thông tin, hình ảnh các hiện vật, công trình lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố Nha Trang dưới định dạng 3D
Xử lý hiện vật có định dạng 3D phù hợp, có thể sử dụng khi in 3D dùng làm quà lưu niệm, phục chế, trùng tu dựa trên cơ sở dữ liệu đã có
Phần 3: Thử nghiệm và đánh giá sản phẩm:
Phần 4: Tập huấn hướng dẫn sử dụng, đề xuất kiến nghị
1. Bộ cơ sở dữ liệu số (không gian ảo 360 Panorama, mô hình 3D) và thông tin về 7 nhóm công trình lịch sử, văn hóa tiêu biểu trên địa bàn thành phố Nha Trang bao gồm:
+ Tháp Bà Ponagar
+ Danh thắng Hòn Chồng
+ Chùa Long Sơn
+ Vịnh Nha Trang
+ Nhà thờ chánh tòa Chúa Kitô Vua (Nhà thờ Đá)
+ Một số Lăng, Đình
+ Một số nhà cổ
2. Bộ dữ liệu số 05 hiện vật tiêu biểu có định dạng 3D phù hợp, có thể sử dụng khi in 3D dùng làm quà lưu niệm, phục chế, trùng tu trên cơ sở dữ liệu đã có.
3. Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu số hóa 3D và thông tin các hiện vật, 7 nhóm công trình lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố Nha Trang.
4. Hệ thống bản đồ số (ứng dụng GIS) phục vụ công tác quản lý, tra cứu thông tin về 7 nhóm di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố Nha Trang.
5. Website giới thiệu thông tin, hình ảnh các hiện vật, công trình lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố Nha Trang.
6. Dự thảo Quy chế quản lý, khai thác và cập nhật dữ liệu số hóa 3D các hiện vật, công trình lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố Nha Trang;
7. Hai (02) bài báo khoa học được đăng trên tạp chí chuyên ngành.